Đừng Để Một Đời Xớ Rớ

Đừng Để Một Đời Xớ Rớ
Sáng nay lôi quyển “Trên đường băng” của Dượng ‘Tony buổi sáng’ ra đọc lại, có bài “Một đời xớ rớ” của Dượng đọc thấy tâm huyết quá nên viết lại vài câu chia sẻ với các bạn.

Xớ Rớ Là Gì?

“Xớ rớ là một từ rặc Nam Bộ, chỉ hành động quanh quẩn một chỗ mà không làm gì… Hoặc chỉ bản chất đứa làm biếng, thay vì lảng đi chỗ khác sẽ bị mắng, nên nó xớ rớ qua lại để người ta thấy là nó cũng có mặt. Hoặc để không mắc cỡ khi ăn.” – Trích Tony Buổi Sáng.
Mình thấy rất nhiều bạn trẻ bị rơi vào tình trạng này, cứ “xớ rớ” và không biết tiếp cận làm gì hết, cứ loay hoay rồi sau đó lại dính mắt vào điện thoại.
Theo quan điểm của mình, đây hoàn toàn không phải là lỗi của các bạn. Chả ai muốn “xớ rớ” như thế cả. Chẳng qua là các bạn chưa có cơ hội thể hiện bản thân mình, chưa cho người khác xem khả năng thực sự của mình, hoặc đang muốn cải thiện bản thân mà chưa biết cách. Nhiều khi đơn giản là vì thử giúp rồi mà cứ bị mắng cho thế là give up luôn.
Đừng give up nhé, vì chả ai thích một ông “Vua Ngáo Ngơ” hoặc một “Công Chúa Xớ Rớ” cả. Trong công việc, ở nhà hay bạn bè, chả ai thích một đứa cứ đi qua đi lại, quanh quẩn làm kỳ đà cản mũi, vô tích sự hết.

Làm Thế Nào Để Khắc Phục

1. Tập cách quan sát
Dù ở nhà, ra ngoài hay đang đi làm, mình nên luyện tập quan sát sự việc một cách tổng quát. Nhìn một vấn đề, mình hãy tự hỏi trong vấn đề này, có gì đang thiếu sót hay không. Và những bước tiếp theo sẽ như thế nào. Ví dụ sang nhà bạn ăn sinh nhật, mình vào thấy ai cũng đang bận rộn chuẩn bị, chào hỏi xong, mình cứ quan sát một chút, xem bữa tiệc có thiếu sót gì không. Decoration đủ chưa, bàn ghế như thế nào, gia chủ có cần giúp gì không. Đâu có gì khó đâu phải không? Trong công việc cũng vậy, khi mình đã biết việc của mình rồi, thì mình nên quan sát để biết những quá trình tiếp theo là gì. Vừa giúp được mình hiểu việc, vừa lấy le, tạo ấn tượng với sếp khi một cơ hội tới.
 
2. Luôn luôn chủ động.
Hôm qua có bạn Min Do chia sẻ qua video rất hay và suggest là mình nên luôn active. Active ở đây là quan sát thấy có gì đó mình thấy đang thiếu sót, cần làm thì lên kế hoạch giải quyết nó ngay. Việc nhỏ thì làm liền, còn việc lớn thì hoạch định và chia sẻ. Ví dụ nhé, ở chỗ làm của mình, đừng chờ đến khi giao việc mới làm. Mình cứ active hỏi sếp một câu ‘Do you want help with anything?’. Hoặc ở nhà, quan sát thấy gì đó cần làm, cứ đứng lên mà làm. Sự năng nổ là một trong những Life skill mà sẽ khiến nhiều người khác quý mình.
 
3. Chia sẻ kế hoạch của mình với cấp trên 
(mẹ chồng, mẹ vợ, ông bà, cha mẹ cũng tính nhé ?)
Chia sẻ để có được sự phản hồi. Nhiều khi vẫn sẽ bị càm ràm đó, nhưng lâu dài sẽ tạo được một hình ảnh tốt là mình lúc nào cũng chủ động, có tổ chức và chịu lắng nghe.
Đi học, tìm việc hay đi làm, ở đâu ai cũng sẽ quý một bạn nhanh nhẹn, tháo vát. Và qua những lần bớt “xớ rớ”, mình sẽ quen với việc thích nghi trong mọi môi trường. Lúc nào mình cũng biết quan sát, chủ động active lên kế hoạch và chia sẻ nó.
 
Đây là những life skill có thể giúp bạn trở thành quản lý, ông chủ, bà chủ sau này đó.
 
Do your best ✌️
 

Join The Discussion

Compare listings

Compare